TPO - Tượng Phật ngồi tại chùa Ông Núi (xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có chiều cao 69m, đường kính chân tượng 52m, được coi là một trong số những tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á.
Tượng Phật được thiết kế trên một tòa sen. Bên dưới là một ngôi điện lớn có tên là Điện Vạn Phật. Hình ảnh Đức Phật ngồi xếp bằng, gương mặt bình tâm mang đến cảm giác dễ chịu, xóa tan những bộn bề lo toan. Các chi tiết nhỏ như nếp gấp quần áo cũng đều được trau chuốt mang đến cảm giác sống động, nhẹ nhàng. Bức tượng Phật màu trắng hiện lên vô cùng nổi bật giữa không gian rộng lớn.
Tượng Phật nhìn ra biển, lưng tựa vào ngọn núi cao nhất trong quần thể di tích Núi Bà.
Dưới chân tượng là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo và hành lang La Hán, thư viện Phật giáo, bảo tàng Xá Lợi Phật, nơi để du khách đến hành lễ, chiêm bái.
1.438 tượng được xếp xung quanh tường.
Chùa Ông Núi (tên chữ là Linh Phong tự) là ngôi chùa nổi tiếng ở Bình Định, thu hút nhiều du khách đến tham quan.
Một bức tượng La Hán ở hành lang La Hán
Để chiêm bái tượng Phật khổng lồ, du khách sẽ phải vượt qua hơn 600 bậc thang bằng đá.
Tương truyền, cách đây hơn 300 năm, nhà sư Lê Ban, người dân địa phương thường gọi là Ông Núi, từ nơi khác đến ở vùng núi thôn Phương Phi xây dựng một am nhỏ để tu hành. Đến năm 1732, chúa Nguyễn Phúc Chu khen ông là bậc chân tu, sai trùng tu am của nhà sư Lê Ban và đặt tên là Linh Phong thiền tự. Nhà sư Lê Ban mất năm 1785. Lễ hội chùa Ông Núi thường diễn ra vào ngày 24 và 25 tháng Giêng Âm lịch, thu hút rất nhiều người đến bái phật, cầu bình an…
Chiêm ngưỡng tượng Phật qua không gian chùa Ông Núi
Tìm về chốn tịnh tâm để con người vơi bớt bụi trần, rũ bớt tham vọng, tạo cho mình tâm hồn trong sáng, khoáng đạt.
Nghe ngân nga tiếng nước vỗ bờ bình yên
Hình ảnh Đức Phật từ bi, cứu giúp chúng sinh, độ lượng. Phật đến, bình yên đến. Dưới bóng Phật là cuộc sống yên bình.
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.
TPO - Làng Bảo Hà, xã Đồng Minh (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) nổi tiếng với nghề tạc tượng gỗ truyền thần. Ngôi làng truyền thống này còn lưu giữ, thờ tượng Đức Linh Lang Đại Vương, pho tượng gỗ có thể đứng lên, ngồi xuống một cách nhẹ nhàng, khoan thai.
TPO - Ngày 2/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Khai mạc lớp truyền dạy kỹ năng đánh chiêng Arap và dân vũ của dân tộc Gia Rai cho 25 học viên tại xã Ea Sol, huyện Ea H’leo.
TPO - Các di sản vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia đợt này thuộc các lĩnh vực tập quán xã hội và tín ngưỡng; nghệ thuật trình diễn dân gian; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống...
TPO - Từ ngày 1 - 30/6/2023, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động nhân tháng "Ngày hội gia đình" chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6.
TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...
TPO - Trước thực trạng Tây Nguyên thiếu giáo viên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị nên chú trọng đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, nhất là người dân tộc thiểu số (DTTS).
TPO - Tượng đài anh hùng dân tộc N’Trang Lơng được xây dựng trên đồi Đắk Nur, trung tâm TP.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Tượng đài có chiều cao 18,5m, dài 27m, tổng khối lượng hơn 450 tấn. Công trình có tổng vốn đầu tư gần 78 tỷ đồng.