Đề xuất ban hành luật về hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng, nếu có luật sẽ rất tốt, nhằm đảm bảo thống nhất, đồng bộ các chính sách về dân tộc, đồng thời nghiên cứu để không chồng chéo với các luật khác. 

Chiều 6/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã đăng đàn trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội.

Là người đầu tiên đặt câu hỏi, đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) nêu tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của vùng đồng bào dân tộc thiểu số là những vấn đề "nhức nhối" nhiều năm nay nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. Từ đó, ông đề nghị cho biết những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong thời gian tới để giải quyết tình trạng này?

Đề xuất ban hành luật về hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ảnh 1

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh. Ảnh: Như Ý

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, việc thiếu đất ở, thiếu đất sản xuất là việc rất lớn. Qua quá trình rà soát, nhu cầu đất ở là trên 24 nghìn hộ gia đình, đất sản xuất là 43 nghìn hộ gia đình.

Ủy ban Dân tộc hiện đã đưa vào nghiên cứu khả thi và trình Thủ tướng kế hoạch đến năm 2025 giải quyết 60% nhu cầu nhà ở cho người dân, giai đoạn 2026-2030 giải quyết 40% còn lại. Trong đó, tập trung giải quyết nhà ở cho những vùng đồng bào khó khăn nhất, người dân ở đó chưa được hưởng chính sách nào.

Riêng về đất sản xuất, theo thống kê ở một số địa phương còn quỹ đất để lập khu vực sản xuất tập trung cho bà con. Dù vậy, cũng có địa phương không còn quỹ đất để bố trí. Hiện nay, Chính phủ cũng có chính sách giao cho các bộ, ngành, địa phương rà soát lại quỹ đất của nông, lâm trường để dành một phần bố trí cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số. “Các bộ, ngành, địa phương đang thực hiện nhưng chậm. Thời gian tới chúng tôi cùng với bộ, ngành sẽ đẩy mạnh rà soát công việc này”, ông Lềnh cho hay.

Đề xuất ban hành luật về hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ảnh 2

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo (Lâm Đồng). Ảnh: Như Ý

Đại biểu Nguyễn Tạo nêu rõ, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới việc xây dựng và thực thi chính sách dân tộc, từ đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển trong cộng đồng dân tộc ở đất nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, luôn luôn phát sinh những bất cập, tồn tại và bất cập trong quá trình triển khai và thực hiện.

“Cử tri cho rằng cần có những định hướng hoàn thiện về cơ chế, chính sách dân tộc trong thời gian tới, đó là sớm nghiên cứu ban hành luật về hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Với tư cách là tư lệnh ngành, đại biểu đề nghị bộ trưởng cho biết quan điểm về nhận định trên? Và đưa ra các giải pháp trong thời gian tới”, ông Tạo nêu câu hỏi.

Trả lời, ông Hầu A Lềnh cho biết từ 2017, Ủy ban Dân tộc đã trình Chính phủ cho xây dựng dự luật này. Tuy nhiên, do lĩnh vực dân tộc liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nên cần nghiên cứu thêm.

Hiện, Đảng đoàn Quốc hội đã giao cho Hội đồng Dân tộc chủ trì xây dựng dự luật trong nhiệm kỳ này. Ủy ban Dân tộc sẽ chuyển giao các tài liệu nghiên cứu cho Hội đồng Dân tộc. “Quan điểm của tôi nếu có luật này sẽ rất tốt, nhằm đảm bảo thống nhất, đồng bộ các chính sách về dân tộc, đồng thời nghiên cứu để không chồng chéo với các luật khác”, ông Lềnh nhấn mạnh.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.