Có 108 kết quả :

Thôn 2, xã Phước Lộc (Phước Sơn, Quảng Nam) sạch đẹp giữa núi rừng Ảnh: Nguyễn Thành

Trở lại nơi bùng phát dịch bạch hầu

TP - Gần 10 năm trước, thôn 8A và 8B (nay là thôn 2 xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, Quảng Nam) nổi tiếng cả nước khi dịch bạch hầu sau nhiều năm biến mất bất ngờ bùng phát ổ dịch tại đây. Những cái chết vì bạch hầu ở bản làng heo hút, nơi đồng bào sợ tiêm phòng, sợ đi bệnh viện đã khiến ngành y tế và chính quyền địa phương tốn nhiều công sức vận động. Giờ nơi đây đã đổi thay, cuộc sống mới đang hồi sinh từng ngày.
Già A Blếch dạy học trò đánh cồng chiêng.

Bí quyết giữ chiêng của làng Kon Ktủh

TP - Mỗi khi thấy chiêng cổ có nguy cơ rơi vào tay người lạ, dân làng Kon Ktủh (Đắk Ruồng, huyện Kon Rẫy, Kon Tum) lại sẵn sàng nhịn đói, làm thuê để tìm mọi cách chuộc chiêng, gìn giữ như báu vật truyền cho đời sau.
Lễ hội thổi cơm thi

Lễ hội thổi cơm thi

TP - Đến hẹn lại lên, sáng mồng 8 tháng Giêng, người dân làng Thị Cấm, xã Xuân Phương (Từ Liêm, Hà Nội) lại tề tựu tại sân đình cùng tham gia cuộc thi thổi cơm truyền thống đầu xuân. 
Ngôi làng sống trên 'nóc nhà thế giới'

Ngôi làng sống trên 'nóc nhà thế giới'

Dù đời sống chỉ dựa vào đàn gia súc, người Pamiri, đặc biệt là dân làng Bulunkul ở dãy Pamir (được mệnh danh là nóc nhà thế giới trong tiếng Ba Tư), vẫn cảm thấy hạnh phúc và muốn ở lại quê hương thay vì chuyển tới thành phố lớn.
Nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng ở thôn Trung Sơn. Ảnh: Thanh Trần

Báu vật của làng

TP - Có một nơi, người dân coi rừng như nhà, cây cối được nâng niu, bảo vệ. Người dân ở đó trân quý rừng đến nỗi một cây gỗ nhỏ, một cành củi khô cũng không cho đốn, trách nhiệm bảo vệ rừng có cả trong hương ước. 
Bò gặm cỏ trên cánh đồng muối Kỳ Hà. Ảnh: Đức Anh

Từ tâm chấn Formosa - Bài 2: Chát mặn diêm dân

TP - Xã Kỳ Hà cách hàng rào Formosa chỉ 8 km đường chim bay. Tại đây có đồng muối rộng 72 ha, thuộc diện lớn nhất của ngành muối Hà Tĩnh. Trời miền Trung đang nắng như đổ lửa - dấu hiệu cho một vụ muối bội thu. Nhưng đồng muối Kỳ Hà quạnh hiu bóng diêm dân.
Già làng giới thiệu văn hóa bến nước ở Buôn Trinh, thị xã Buôn Hồ.

Đất đai, sông suối là cái lưng của ông bà

TP - “Đất đai, sông suối, cây rừng là cái nong, cái nia, cái lưng của ông bà. Ông bà là người giữ cái hang, trông coi rừng. Bảo vệ cây rừng là bảo vệ buôn làng, rẫy nương, bến nước.”. Đó là luật tục của người Gia Rai và Ê Đê.
Đồng muối Phúc Lộc giờ thành bãi chăn thả trâu bò.

Những tiếng thở dài của diêm dân

TP - Bỏ cái nghề đã nuôi sống bao đời của cha ông để lại cũng xót xa lắm, nhưng không bỏ không được chú à! Biển nhiễm độc, muối không ai mua, đeo bám nó chỉ có nước chết đói. Diêm dân chúng tôi bây giờ chạy tán loạn, người vào Nam, kẻ lên rừng vác bạch đàn thuê cả rồi” - bà Nguyễn Thị Diến, chủ vựa muối lớn nhất thôn Phúc Lộc, xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) xót xa nói.
Già làng Ama Thiệu (giữa) trước ngôi trường cũ nay là nhà kho.

“Cổ thụ” Ama Thiệu

TP - Hiến đất, vận động bà con di dời mồ mả để xây trường học, tuyên truyền dân làng không nghe theo Tin lành Đêga là những việc mà già làng Rah Lah Dyel- tên thường gọi là Ama Thiệu đã làm cho làng Trang, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai.
Nguyễn Văn Nòi: Em chỉ muốn sẽ quay về với biển.

Người trở về từ đáy biển

TP - Trong tích tắc, cả con tàu bị lật úp, nước tràn vào như thác. Là người duy nhất trên tàu còn thức, anh chỉ kịp hét lên: “Tàu lật!”. Mọi thứ xung quanh như vô định. Nước òng ọc, sùng sục, lạnh tê tái trùm lên khiến con tàu chìm nghỉm, cùng 7 ngư dân đang say giấc nồng sau một đêm vất vả buông lưới.