Có 38 kết quả :

Bữa cơm đạm bạc giữa rừng

Chuyện vụn đại ngàn - Kỳ cuối: Căn duyên với rừng

TP - Trong mối quan hệ cộng sinh, cách những người quản lí, bảo vệ rừng yêu rừng thế nào chắc chắn họ sẽ được rừng yêu thương chở che hiến tặng. Sự đền đáp đó của thiên nhiên gợi mở những ý tưởng, những cách làm để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn…
Những nốt trầm nơi đại ngàn

Những nốt trầm nơi đại ngàn

TP - Ở đại ngàn Tây Nguyên, nhiều nơi vẫn còn những khoảng tối, nó âm ỉ tàn phá các buôn, làm xác xơ các bản. Đó là rượu, đông con, tín dụng đen, thanh niên đua đòi bắt cha mẹ bán đất mua xe máy xịn… Đáng lo hơn là vấn nạn trên đang trở thành điều hiển nhiên ở các bản làng. Đây là bài toán khó thách thức nhà chức trách từ địa phương tới trung ương. Nếu không hành động sớm, hệ lụy sẽ rất khó lường.
Giã Sao giữa đại ngàn

Giã Sao giữa đại ngàn

TP - Đường vào Pa Tầng mây trắng bồng bềnh. Núi ngàn Trường Sơn in bóng xuống dòng Đakrông uốn lượn trong xanh róc rách nước chảy mát lạnh níu giữ khách phương xa. Bữa chúng tôi đến, Giã Sao đang tất tả bận rộn cùng dân bản dọn dẹp đường sá quang đãng, treo cờ Tổ quốc, chăm chút trang thờ Bác Hồ, chuẩn bị những lễ hội văn hóa truyền thống đón Tết Độc lập.
Con voi gắn liền với đời sống văn hóa của người dân Tây Nguyên

Thực thi pháp luật để bảo vệ loài voi

TP - Những năm qua, nhiều cơ quan chức năng phát hiện hàng chục nghìn hành vi vi phạm liên quan động vật hoang dã (ĐVHD) nói chung và ngà voi nói riêng. Tuy vậy, nạn buôn bán hàng cấm trái phép vẫn công khai đầy thách thức.
Tác phẩm “Ngủ ngoan Akay ơi” trưng bày tại ngôi nhà chóe Đắk Lắk

Hơi thở Tây Nguyên trong tranh chàng trai Êđê

TP - Hình ảnh buôn làng dân tộc bản địa Tây Nguyên được “gói” trong tranh họa sĩ trẻ Êđê Y Buih Niê Kđăm. Sắc màu Tây Nguyên tạo nên nét riêng trong tất cả tác phẩm của anh. Ngoài thể hiện không gian sống, sinh hoạt buôn làng, Y Buih truyền tải thông điệp bảo tồn văn hóa dân tộc vào tranh.
Gia Ya Loan giảng giải về tiếng Chu Ru

Người 'truyền lửa' giữa đại ngàn

TP - Nói đến bầu nhiệt huyết, người ta thường nghĩ ngay đến giới trẻ. Thế nhưng, lạ thay, chúng tôi lại tìm thấy “lửa” ở một người tuổi đã xưa nay hiếm như già Jơlơng Ya Loan ở làng Hơma Glây (Lâm Đồng).
Ngắm 'báu vật' giữa đại ngàn Nam Cát Tiên

Ngắm 'báu vật' giữa đại ngàn Nam Cát Tiên

TPO - Có diện tích khoảng 71.000 ha với thảm thực vật và hệ động vật phong phú, vườn quốc gia Nam Cát Tiên nằm ở Đồng Nai và Lâm Đồng có khoảng 1.700 loài thực vật và hơn 700 loài thú, chim quý. Thú vị hơn, nơi đây có những cây Tung cổ thụ hơn 400 năm tuổi với chiều cao hơn 30 mét, bộ rễ to bản có bề dài hơn 20 mét, đường kính của thân cây 3 mét, phải 20 người ôm mới hết thân cây. Tung đại thụ nơi đây được ví là “Thằn lằn sấm” của Nam Cát Tiên.
Bậc thầy hội họa của đại ngàn

Bậc thầy hội họa của đại ngàn

TP - Lấy cảm hứng từ hoạt động văn hóa cộng đồng, sinh hoạt hằng ngày, ông trải lòng thông qua ngôn ngữ hội họa để người xem cảm nhận trọn vẹn một Tây Nguyên huyền bí trong nghệ thuật. Tranh ông vượt ra khỏi buôn làng, đi triển lãm khắp trong, ngoài nước. Ông là bậc thầy hội họa mang hơi thở đại ngàn Tây Nguyên - họa sĩ Y Nhi Ksor.
 Thanh niên làng Breng làm cối gỗ

Chuyện quen mà lạ giữa đại ngàn: Tiếng chày ở làng Breng

TP - Khi máy móc đã thay cho sức lao động, chày cối thuở nào ít nhiều cũng vắng thưa nhưng có một nơi giữa núi rừng, thanh niên đồng bào Gia Rai vẫn miệt mài giữ gìn nghề làm cối gỗ truyền thống. Những chiếc cối gỗ khởi đi từ làng đến khắp các làng và tỉnh khác được đón nhận, thậm chí không có hàng để bán. Nhịp chày tay thuở trước, vẫn thậm thình đến bây giờ…
Ngành kiểm lâm Đắk Lắk họp triển khai bảo vệ, quản lý rừng

Áp lực giữ màu xanh đại ngàn

TP - Cuộc chiến giữ rừng Đắk Lắk chưa bao giờ hết nóng bỏng khi các đối tượng phá hại rừng tìm đủ mọi cách đột nhập. Lực lượng quản lý bảo vệ rừng đang ngày đêm căng mình làm nhiệm vụ giữ những mảng rừng xanh của đại ngàn.  
Anh Phước ( bên trái) và anh Tám trước một vạt thủy tùng dày đặc.

Ðón tết giữa đầm lầy

TP - Mặc phố phường tưng bừng đón xuân, những chàng trai canh giữ hai khoảnh đầm lầy hiếm quý vẫn cần mẫn ngày đêm lầm lũi xuyên rừng, lội sình bất kể thời khắc giao thừa hay bình minh đầu tiên của năm mới. Công việc của họ để bảo vệ từng cây Thủy tùng cổ thụ, từng cụm chồi ghép non xanh.
Ngà voi luôn bị các “voi tặc” tìm cách cưa trộm.

Kỳ bí chuyện săn voi giữa đại ngàn

TP - Nhắc đến Tây Nguyên người ta thường nghĩ đến hình ảnh những chú voi nhà đã thuần dưỡng trong các buôn làng. Nhưng đàn voi nhà hiện đã già nua, còn việc bổ sung nguồn voi rừng thì từ khi có lệnh của nhà nước cấm săn bắt, đến nay những chuyến hành trình săn voi kỳ bí giữa rừng thiêng, nước độc chỉ còn lại trong kí ức của các Gru (thợ săn voi) giờ mái đầu đã bạc trắng.
Một cây Pơ mu cổ thụ hàng trăm năm tuổi.

Vương quốc Pơ mu, di sản đại ngàn

TP - Cánh rừng nguyên sinh hàng trăm, ngàn năm tuổi của người dân Cơ Tu (Tây Giang, Quảng Nam) vừa được công nhận là quần thể cây di sản. Mai này rừng thiêng nơi miền biên ải này sẽ trở thành điểm du lịch thu hút khách phương xa.
Anh Vinh và chú chim “chúa tể bầu trời”.

Ngỡ ngàng thú chơi hàng độc giữa núi rừng Lào Cai

Thú chơi nào cũng lắm công phu. Trong nghề chơi, có những người bỏ cả ngày đêm lặn lội chân trời góc biển để săn tìm những thứ “hàng độc” cho thỏa đam mê. Xin được góp vui với bạn đọc bằng vài mẩu chuyện là lạ, vui vui xung quanh những chú thú cưng hàng độc mà người viết đã mục sở thị nơi núi rừng Lào Cai.
Người Vân Kiều không bao giờ dùng thanh kim loại để cậy nấm.

Mùa săn 'linh khí trời đất' giữa đại ngàn

TP - “Nấm mối là linh khí của trời đất dành cho người Vân Kiều mình. Nó vừa là thức ăn, nhưng cũng vừa là dược liệu. Người bị suy nhược cơ thể, nằm liệt giường, ăn vào có thể đi lại bình thường; phụ nữ sau khi sinh thiếu sữa, chỉ cần ăn vài lạng, con bú cả ngày không hết. Đến mùa nấm mối, người Vân Kiều mình ít ai bệnh tật, đàn ông băng rừng như đi dạo, phụ nữ phổng phao, da dẻ hồng hào…” - anh Hồ Điều, tự hào khi nói về loài nấm mang tên côn trùng này.
ThS Dũng khảo sát trà mi trong rừng

Vượt vạn dặm tìm ngắm trà mi giữa đại ngàn

TP - Thạc sĩ (ThS) Lương Văn Dũng, Phó Chủ nhiệm Khoa Sinh ĐH Đà Lạt kể, năm 2008, PGS - TS Trần Ninh, lúc ấy còn là giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ông Hakoda (Chủ tịch Hiệp hội trà mi Nhật Bản) cùng đoàn khách Nhật đến nhờ ông Dũng hướng dẫn đi tìm hoa trà mi ở rừng Lâm Đồng.
Kỳ tích sức trẻ dưới đỉnh Phu Xai Lai Leng

Kỳ tích sức trẻ dưới đỉnh Phu Xai Lai Leng

TP - Đỉnh Phu Xai Lai Leng cao vợi ghi dấu chân của bao chàng trai trẻ miền biên viễn xứ Nghệ đã băng rừng, vượt thác chinh phục đại ngàn, dựng lều lập nghiệp. Làng thanh niên Na Ngoi không chỉ là mái ấm của thanh niên, mà còn tích cực hỗ trợ đồng bào miền núi thay đổi phương thức sản xuất, thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Mùa hạ thong dong bên hồ Lắk

Mùa hạ thong dong bên hồ Lắk

TP - Hạ này, du khách đổ dồn về biển đảo. Tây Nguyên yên vắng, thư thả, trở thành điểm hẹn lý tưởng cho những nhóm bạn yêu cuộc sống bình dị, gần gũi với thiên nhiên, đại ngàn. 
Đại gia Tây Nguyên và đám ma voi hiếm có

Đại gia Tây Nguyên và đám ma voi hiếm có

Đàn Năng Long - “vua voi” Tây Nguyên, người sở hữu số lượng voi lớn nhất ở Việt Nam thời điểm hiện tại - đã hai lần làm đám ma cho những chú voi của mình. Anh cũng được biết đến như một doanh nhân làm du lịch gắn liền với những thớt voi hùng dũng ở Tây Nguyên.
Một gốc Pơ mu cổ thụ

Ngủ giữa 2.000 cây pơ mu

TP - Đỉnh núi Zi’liêng (A Xan, Tây Giang, Quảng Nam) ngút tầm mắt phủ màu xanh mướt nhờ những tán lá rừng Pơ mu cao vút. Bao đời nay, đại ngàn Pơ mu kỳ vĩ bao bọc người Cơ Tu nơi “cổng trời” Tây Giang, phía đầu ngọn nước, con suối.
Cụ Vỗ Kiều cùng em trai và con út tam tấu khèn bè.

Dị nhân giữ hồn thiêng đại ngàn

TP - Giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ ở xứ non cao Đakrông của Quảng Trị này vẫn còn đó những “dị nhân” đang ngày đêm miệt mài lặng lẽ với nền văn hóa độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc mình.