Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sáng 28/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng đoàn công tác có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long về thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các chuyên đề giám sát của Quốc hội…

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Lữ Quang Ngời - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, cho biết, năm 2021, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh nhất là dịch COVID-19 nhưng Vĩnh Long vẫn đạt được những kết quả tích cực.

Quý I/2022, tình hình kinh tế xã hội của Vĩnh Long có nhiều chuyển biến tích cực, hoạt động sản xuất kinh doanh được khôi phục. GRDP tăng 4,68% so với cùng kỳ năm trước. Dịch bệnh COVID-19 cơ bản được kiểm soát, tỷ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 đạt trên 99%; an sinh xã hội được bảo đảm…

Về tình hình thực hiện Nghị quyết số 43 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, tỉnh đã ban hành kế hoạch phát triển với các nhóm nhiệm vụ, giải pháp như: mở cửa kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng chống dịch bệnh; bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm; hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh…

Việc thực hiện 4 chuyên đề giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022 đang được triển khai tích cực, hiệu quả…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long ảnh 1

Quang cảnh buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá: Sau 30 năm tái lập tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Long đã phát huy mọi nguồn lực, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn thách thức, vươn lên thành một tỉnh khá.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết về phát triển vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Vĩnh Long cần tập trung thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Tập trung lập quy hoạch tỉnh trên cơ sở bám sát quy hoạch vùng ĐBSCL đã được phê duyệt.

Rà soát quy hoạch cán bộ, trong đó có quy hoạch đối với đại biểu chuyên trách và đại biểu tham gia cơ quan dân cử. Tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết 43 của Quốc hội về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội...

Tại buổi làm việc, đoàn công tác đánh giá, sau khi có Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, Vĩnh Long đã khẩn trương triển khai thực hiện, phục hồi nhanh, mạnh và đúng hướng.

Tuy nhiên, Vĩnh Long cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển. Địa phương cần tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành quy hoạch tỉnh, tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nhất là cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, phát triển du lịch miệt vườn sông nước…

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.