Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ vinh danh nữ sĩ Hồ Xuân Hương

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tối 3/12, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Nghệ An và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam trọng thể tổ chức Lễ vinh danh và kỷ niệm 250 năm năm sinh (1772-2022), 200 năm năm mất (1822-2022) nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại buổi lễ.

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương mang trong mình dòng máu xứ Nghệ, nhưng lớn lên ở đất Thăng Long nên trong con người bà có sự hội tụ nét tinh hoa của hai vùng văn hóa lớn là xứ Nghệ và Kinh Bắc.

Dấu ấn văn hóa Hồ Xuân Hương được thể hiện qua sự khẳng định con người cá nhân, khẳng định “cái tôi” độc đáo. Thơ của Hồ Xuân Hương đã được dịch ra hơn 10 thứ tiếng khác nhau trên thế giới, được đưa vào giảng dạy, nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ vinh danh nữ sĩ Hồ Xuân Hương ảnh 1

Các đại biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Hồ Xuân Hương là một hiện tượng văn hóa đặc biệt. Nhận ra một Hồ Xuân Hương như vậy, thực ra là đã có cả một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu nghiêm túc, công phu, không chỉ ở phạm vi trong nước mà còn cả ở phạm vi khu vực và quốc tế. Với UNESCO, cứ liệu tham khảo có vai trò quan trọng hàng đầu là giá trị văn hóa do một nhân vật nào đó tạo ra phải có ý nghĩa nhân loại và được thừa nhận rộng rãi trên phạm vi quốc tế.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ vinh danh nữ sĩ Hồ Xuân Hương ảnh 2

Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ vinh danh và kỷ niệm 250 năm năm sinh (1772-2022), 200 năm năm mất (1822-2022) nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Ảnh: TTXVN

Từ góc nhìn này, người ta nhận thấy Hồ Xuân Hương là “một người phụ nữ, gây kinh ngạc với tính cách tự do và vượt ra ngoài chính thống”. Tất cả đã làm nên sức sống mạnh mẽ, tạo thành dòng chảy liên tục, được lưu truyền và lan tỏa sâu rộng trong tâm thức người đọc cả trong nước và ngoài nước suốt mấy trăm năm qua và chắc chắn sẽ còn tiếp diễn bền lâu trong tương lai. Hồ Xuân Hương xứng đáng trở thành danh nhân văn hóa, một tác giả lớn của Việt Nam và thế giới”.

“Chúng ta tôn vinh nữ sĩ Hồ Xuân Hương chính là tôn vinh phẩm hạnh và trí tuệ của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Đồng thời, chúng ta cũng thấy được những nỗ lực, phấn đấu của Đảng và Nhà nước ta cho quyền lợi và sự công bằng đối với người phụ nữ. Việc UNESCO công nhận, tôn vinh những giá trị và ý nghĩa nhân văn cao đẹp, trường tồn trong tư tưởng, nhân cách Hồ Xuân Hương cũng chính là tôn vinh nét đẹp trong tâm hồn, trí tuệ, nhân văn, bác ái của con người Việt Nam. Điều này thêm lần nữa khẳng định, những giá trị tốt đẹp trong cốt cách con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam đã và đang hòa chung dòng chảy văn hóa nhân loại cũng như làm giàu hơn, phong phú hơn cho Văn hóa thế giới”, Chủ tịch nước khẳng định.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ vinh danh nữ sĩ Hồ Xuân Hương ảnh 3

Tại buổi lễ, ông Christian Manhart – Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam đã trao Nghị quyết tôn vinh nữ sĩ Hồ Xuân Hương cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện lãnh đạo tỉnh Nghệ An.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các Bộ, ban, ngành Trung ương, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ An, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ hơn tầm cao tư tưởng, giá trị nghệ thuật của Hồ Xuân Hương, nghiên cứu sâu hơn nữa thân thế và sự nghiệp của bà, tiếp tục giới thiệu, quảng bá các tác phẩm của Bà chúa thơ Nôm đến rộng rãi công chúng trong và ngoài nước, phát huy giá trị văn hóa Hồ Xuân Hương trong giai đoạn mới, chú trọng ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin vào nghiên cứu, giảng dạy, quảng bá tác phẩm, sáng tác văn hóa nghệ thuật và thực hiện số hóa di sản liên quan đến con người và sự nghiệp Hồ Xuân Hương...

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ vinh danh nữ sĩ Hồ Xuân Hương ảnh 4
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ vinh danh nữ sĩ Hồ Xuân Hương ảnh 5

Chương trình nghệ thuật tại buổi lễ

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.