Cận cảnh ngựa sắt nặng 2,5 tấn ở đền Phù Đổng

'Ông ngựa' này do một doanh nghiệp ở Hưng Yên cung tiến khoảng tháng 9/2013 cùng với bộ áo giáp, roi sắt. Riêng ngựa cao 3m, nặng 2,5 tấn được đúc bằng sắt mạ đồng. 
Cận cảnh ngựa sắt nặng 2,5 tấn ở đền Phù Đổng ảnh 1

Ông Hoàng Xuân Hãn (63 tuổi), thủ từ đền Phù Đồng, xã Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết: “Ông ngựa mới do một doanh nghiệp ở Hưng Yên cung tiến khoảng tháng 9/2013 cùng với bộ áo giáp, roi sắt. Riêng ngựa cao 3m, nặng 2,5 tấn được đúc bằng sắt mạ đồng. Thời điểm đó cán bộ xã có xuống bàn giao tiếp nhận cùng với ban khánh tiết của đền

Cận cảnh ngựa sắt nặng 2,5 tấn ở đền Phù Đổng ảnh 2

"Ông ngựa" được đặt ở vị trí bên phải từ đền ra, còn roi và giáp sắt được đặt bên trong. Từ đó đến nay, người dân và nhiều khách thập phương tới thăm đền làm lễ nhưng không thấy ai phản đối hay phàn nàn. Nhiều người còn thắp hương làm lễ và chụp ảnh.

Cận cảnh ngựa sắt nặng 2,5 tấn ở đền Phù Đổng ảnh 3

Ngựa sắt có màu đồng sẫm, bóng và nhẵn. Sau khi có thông tin “ông ngựa” được đưa về đền, cán bộ văn hóa về xem, kiểm tra và cho biết sẽ cho di chuyển ra bãi đất bên cạnh, sát với đền. Tuy nhiên, hiện chưa có kế hoạch di dời với roi và giáp sắt. Cho đến hôm nay (17/3), vị trí mới của “ông ngựa” vẫn chưa được hoàn thiện. Vì thế, các lực lượng chức năng vẫn chưa thể di chuyển ra ngoài

Cận cảnh ngựa sắt nặng 2,5 tấn ở đền Phù Đổng ảnh 4

Hàng ngày, người dân và du khách thập phương về thăm đền đều làm lễ trước "ông ngựa", nhiều người còn chụp ảnh làm kỷ niệm

Cận cảnh ngựa sắt nặng 2,5 tấn ở đền Phù Đổng ảnh 5

Bốn chân ngựa được đúc thêm bàn đỡ rộng bản có hoa văn

Cận cảnh ngựa sắt nặng 2,5 tấn ở đền Phù Đổng ảnh 6

Bàn đạp yên cương ngựa được đúc đặc.

Cận cảnh ngựa sắt nặng 2,5 tấn ở đền Phù Đổng ảnh 7

"Theo tục lệ, ngày 9/4 (âm lịch) hàng năm, làng sẽ mở hội diễn lại các trận đánh của Thánh Gióng với giặc Ân. Trong đó, bạch mã và hồng mã biểu tượng cho hòa bình và chiến tranh và là hai chiến tuyến trong trận đánh. Hai “ông ngựa” là bạch mã và hồng mã được làm bằng gỗ từ thời dựng đền được đặt ở hai dãy nhà ngang có mái che", ông Hãn cho biết.

Cận cảnh ngựa sắt nặng 2,5 tấn ở đền Phù Đổng ảnh 8

Chị Việt (43 tuổi), một người ở làng, nói: “Từ nhỏ tôi đã theo mẹ vào lễ đền Phù Đổng vào các dịp lễ, tết. Hàng năm vào ngày hội, làng sử dụng bạch mã bằng gỗ để rước ngài. Năm nay thấy có ngựa sắt để ngay ở cổng vào, giáp sắt, roi sắt ở hai bên nơi thờ"

Cận cảnh ngựa sắt nặng 2,5 tấn ở đền Phù Đổng ảnh 9

Roi sắt đặt phía bên phải ban thờ Thánh Gióng cùng với bộ giáp sắt

Cận cảnh ngựa sắt nặng 2,5 tấn ở đền Phù Đổng ảnh 10

Bộ giáp sắt được đúc và cung tiến cùng thời điểm với ngựa sắt được đặt ở bên trái bàn thờ. Trước đó, ngày 3/3, Sở VH-TT&DL Hà Nội đã có cuộc kiểm tra tại Di tích quốc gia đặc biệt này và cho rằng việc đưa "ngựa lạ" vào khuôn viên đền là chưa xin phép, vi phạm Luật di sản. Sở đã yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm điểm trách nhiệm, báo cáo thành phố trong tháng 3. Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, khẳng định đền Phù Đổng là di tích được xếp hạng, mới đây (2/2) được công nhận di tích cấp Quốc gia đặc biệt, do vậy, việc đưa đồ thờ tự vào di tích nhất thiết phải xin phép Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Theo Theo Tri Thức