Cận cảnh 5 cửa ô lịch sử ở Hà Nội trước ngày kỷ niệm Giải phóng Thủ đô 10/10

TPO - Trải qua thời gian và thăng trầm của lịch sử, 5 cửa ô của kinh thành Thăng Long giờ chỉ còn Ô Quan Chưởng là giữ được dáng vẻ xưa cũ nhưng những cái tên Ô Cầu Giấy, Cầu Dền, Đống Mác, Chợ Dừa vẫn luôn trường tồn trong lòng người Hà Nội và cả nước.
Cận cảnh 5 cửa ô lịch sử ở Hà Nội trước ngày kỷ niệm Giải phóng Thủ đô 10/10 ảnh 1

Cửa Ô Quan Chưởng ngày nay nằm trên phố Hàng Chiếu, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) và là di tích duy nhất trong 5 cửa ô còn giữ lại được dáng vẻ xưa cũ.

Cận cảnh 5 cửa ô lịch sử ở Hà Nội trước ngày kỷ niệm Giải phóng Thủ đô 10/10 ảnh 2

Hiện Cửa Ô Quan Chưởng còn giữ được nguyên lối tam quan với cửa chính và hai cửa phụ hai bên, trên nóc cửa chính có vọng lâu.

Cận cảnh 5 cửa ô lịch sử ở Hà Nội trước ngày kỷ niệm Giải phóng Thủ đô 10/10 ảnh 3

Trên những bức tường phủ kín rêu phong làm cho cửa ô thêm phần cổ kính.

Cận cảnh 5 cửa ô lịch sử ở Hà Nội trước ngày kỷ niệm Giải phóng Thủ đô 10/10 ảnh 4

Ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất còn lại cổng ba cửa như cổng thành, có vọng lâu, xây bằng gạch vồ màu đỏ, có cả tấm bia đá của Tổng đốc Hoàng Diệu cho dựng vào năm 1882 nghiêm cấm binh lính quan nha không được sách nhiễu người dân qua lại đây vào thành. Ô Quan Chưởng được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (năm 1749) có tên là cửa Thanh Hà, vì đây vốn là đất thôn Thanh Hà, tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương cũ.

Cận cảnh 5 cửa ô lịch sử ở Hà Nội trước ngày kỷ niệm Giải phóng Thủ đô 10/10 ảnh 5

Theo tư liệu lịch sử, Ô Chợ Dừa nằm ở phía Tây của kinh thành Thăng Long và là nơi có những chợ nhỏ họp dưới những hàng dừa rợp bóng.

Cận cảnh 5 cửa ô lịch sử ở Hà Nội trước ngày kỷ niệm Giải phóng Thủ đô 10/10 ảnh 6

Cùng với sự phát triển của đất nước, Ô Chợ Dừa hiện là điểm giao cắt giao thông quan trọng của 6 tuyến phố Xã Đàn, Khâm Thiên, Tôn Đức Thắng, Tây Sơn, Đê La Thành, Ô Chợ Dừa.

Cận cảnh 5 cửa ô lịch sử ở Hà Nội trước ngày kỷ niệm Giải phóng Thủ đô 10/10 ảnh 7

Ô Chợ Dừa ở ngã tư Hàng Bột - Khâm Thiên hiện nay. Theo Bản đồ Hà Nội, đường phố Khâm Thiên hình thành rất sớm với hàng loạt các thôn như Tương Thuận, Khâm Đức, Tô Tiền tổng Hữu Nghiêm, Trung Tả, Quan Thổ và Xã Đàn tổng Thọ Xương.

Cận cảnh 5 cửa ô lịch sử ở Hà Nội trước ngày kỷ niệm Giải phóng Thủ đô 10/10 ảnh 8

Ô Cầu Dền là một cửa ngõ của kinh thành Thăng Long. Hiện Ô Cầu Dền nằm ngã tư nối phố Huế, Bạch Mai, Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt. Đây chính là vị trí của ô Cầu Dền ngày xưa.

Cận cảnh 5 cửa ô lịch sử ở Hà Nội trước ngày kỷ niệm Giải phóng Thủ đô 10/10 ảnh 9

Ô Cầu Dền ngày nay ở ngã tư phố Huế-Bạch Mai-Trần Khát Chân- Đại Cồ Việt. Từ xa xưa, nơi đây có con sông nhỏ, trên có một cây cầu bắc qua với tên gọi là Cầu Dền. Vì vậy, cửa ô này lấy Cầu Dền làm tên gọi. Khu vực Ô Cầu Dền cũ bây giờ không còn dấu vết của quá khứ.

Cận cảnh 5 cửa ô lịch sử ở Hà Nội trước ngày kỷ niệm Giải phóng Thủ đô 10/10 ảnh 10

Ô Cầu Giấy nằm trên đường phố Cầu Giấy. Đây là một đường phố khá dài với 1.800m nối liền đường Kim Mã từ cổng Đền Voi Phục qua Cầu Giấy, bắc qua sông Tô Lịch đến ngã ba Nguyễn Phong Sắc-Xuân Thủy. Hiện Ô Cầu Giấy còn một ngôi đền nổi tiếng là đền Voi Phục. Ngoài cửa đền có đắp hai con voi quỳ phục nên đền có tên là Voi Phục. Trong ảnh: Ô Cầu Giấy nằm ở đoạn cây cầu bắc qua sông Tô Lịch tại ngã tư đường Láng - Bưởi - Cầu Giấy - Kim Mã điểm giao nhau đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội và tuyến đường vành đai 2 trên cao.

Cận cảnh 5 cửa ô lịch sử ở Hà Nội trước ngày kỷ niệm Giải phóng Thủ đô 10/10 ảnh 11

Ô Đống Mác là tên cửa ô thời xưa, hiện nay nằm ở cuối phố Lò Đúc, nơi tiếp giáp phố Trần Khát Chân và đường Kim Ngưu. Bản đồ Hà Nội năm 1831 gọi đây là cửa ô Thanh Lãng. Tới bản đồ năm 1866, cửa ô này được gọi là cửa ô Lãng Yên. Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, Đống Mác còn có tên là Ông Mạc. Vì năm 1782, từ nội thành về bến Thanh Trì, Hải Thượng Lãn Ông đã đi qua cửa ô này và ghi trong Thượng kinh ký sự: "Ngày 10/9, từ sáng tinh mơ, tôi qua cửa ô Ông Mạc. Cửa chưa mở”.

Tin liên quan