Cán bộ xã, giáo viên người Pa Kô mặc trang phục thổ cẩm vào đầu tuần

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Vào thứ 2 hằng tuần, cán bộ, giáo viên xã A Bung, huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị lại khoác lên mình bộ trang phục thổ cẩm truyền thống đến công sở, trường học nhằm tôn vinh nét đẹp truyền thống của người Pa Kô. Đây là kết quả dự án khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nét văn hóa đặc sắc của người Pa Kô ở miền núi, biên giới tỉnh Quảng Trị.

Thổ cẩm là một nét văn hóa truyền thống đặc trưng của đồng bào Pa Kô. Theo thời gian, nét văn hóa truyền thống này dần bị mai một. Trước thực trạng đó, xã A Bung đã thực hiện dự án phục hồi nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

Cán bộ xã, giáo viên người Pa Kô mặc trang phục thổ cẩm vào đầu tuần ảnh 1
Thứ 2 hàng tuần cán bộ xã đều mặc trang phục thổ cẩm đến công sở.

Anh Hồ Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND xã A Bung cho biết, để không mất đi nghề truyền thống, nét văn hóa đặc sắc của đồng bào, Đảng ủy, UBND xã đã quyết tâm thực hiện dự án khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm. Sau 4 năm triển khai dự án, UBND xã đã thành lập tổ dệt thổ cẩm xã A Bung với tổng số 25 chị em người dân tộc Pa Kô.

Đến các bản làng ở A Bung vào buổi chiều tà, chúng tôi lại được nghe tiếng lạch cạch của khung cửi, chị em đồng bào Pa Kô sau một ngày lên nương lại miệt mài dệt lên những tấm thổ cẩm mang linh hồn của núi rừng phía Tây tỉnh Quảng Trị.

Cán bộ xã, giáo viên người Pa Kô mặc trang phục thổ cẩm vào đầu tuần ảnh 2
Chị em đồng bào Pa Kô miệt mài bên khung cửi sau mỗi buổi lên nương.

Tay thoăn thoắt lướt trên từng sợi thổ cẩm đủ sắc màu, chị Đoàn Thị Nga, tổ dệt xã A Bung kể: "Mình biết dệt thổ cẩm từ thời con gái, được truyền lại từ mẹ và bà; do ngày càng ít người mặc trang phục thổ cẩm, nên mình và nhiều chị em đành bỏ dệt trong một thời gian dài. Khi có chủ trương của xã muốn khôi phục nghề dệt thổ cẩm, mình vui lắm. Mình cùng với một số chị em lớn tuổi truyền nghề cho các hội viên, nhất là hội viên trẻ.

“Dệt thổ cẩm đòi hỏi phải có niềm đam mê, chịu khó và kiên nhẫn. Ngoài việc phục vụ cho gia đình, mình cũng bán thổ cẩm cho ai cần. Nhưng quan trọng nhất là góp phần giữ gìn bản sắc của dân tộc mình”.

Cán bộ xã, giáo viên người Pa Kô mặc trang phục thổ cẩm vào đầu tuần ảnh 3
Thổ cẩm là trang phục không thể thiếu trong những dịp lễ quan trọng của bản làng.

Bảo vật của người Pa Kô

Chị Đoàn Thị Nga cho biết, với người Pa Kô, thổ cẩm là món đồ quý không thể thiếu trong những dịp lễ trọng của bản làng hoặc lễ cưới hỏi. Lễ cưới của người Pa Kô nay đã có sự cách tân, thay đổi một số nghi thức, nhưng vẫn phải có lễ vật thổ cẩm. Thế nên ngày xưa con gái lớn lên đều phải biết dệt thổ cẩm, để có sính lễ khi đi lấy chồng. Tùy theo gia đình giàu nghèo mà số tấm thổ cẩm có trong sính lễ nhiều hay ít. Nhà giàu có thì mang sính lễ 15 đến 20 tấm thổ cẩm.

“Phong tục của người Pa Kô trong sính lễ nhà gái trao cho nhà trai phải có thổ cẩm. Còn nhà trai trao cho nhà gái các lễ vật gồm chiêng, vòng tay, vòng cổ bằng bạc”, chị Nga cho hay.

Cán bộ xã, giáo viên người Pa Kô mặc trang phục thổ cẩm vào đầu tuần ảnh 4
Phụ nữ Pa Kô duyên dáng trong trang phục thổ cẩm.

Cũng theo chị Nga, ngoài lễ cưới, thổ cẩm còn là trang phục trong các dịp lễ trọng của bản làng như: Lễ Ariêu Ping (lễ cải táng), lễ mừng lúa mới và các lễ quan trọng của các dòng họ, gia đình… Mỗi người Pa Kô ở xã A Bung đều có ít nhất một bộ trang phục bằng thổ cẩm.

Giúp cho nghề thổ cẩm phát triển, tạo nên thói quen trong việc mặc trang phục thổ cẩm, các cơ quan, đơn vị vận động cán bộ, giáo viên mặc thổ cẩm vào thứ 2 hằng tuần và các sự kiện chính trị, văn hóa của địa phương.

Chị Hồ Thị Biên, cán bộ văn hóa xã A Bùng cho biết, hiện nay toàn bộ cán bộ xã, giáo viên đều mặc trang phục bằng thổ cẩm vào thứ 2 hằng tuần. Đặc biệt, người dân đã quay lại sử dụng trang phục thổ cẩm trong cuộc sống thường ngày.

Cán bộ xã, giáo viên người Pa Kô mặc trang phục thổ cẩm vào đầu tuần ảnh 5
Đồng bào Pa Kô xã A Bung sử dụng trang phục thổ cẩm trong cuộc sống.

Sản phẩm thổ cẩm A Bung làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, nhưng thị trường mới chỉ bó hẹp ở địa phương và vùng lân cận chứ thật sự chưa thể vươn xa. Giá bán sản phẩm còn thấp, chưa tương xứng với công sức và giá trị vốn có của thổ cẩm.

"Thổ cẩm A Bung được xác định là sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) của xã nhà. Chúng tôi đang thúc đẩy quá trình giới thiệu, quảng bá sản phẩm để thổ cẩm sẽ được tiêu thụ rộng rãi hơn ngoài địa phương, nhất là đối với khách du lịch trong và ngoài nước”, anh Hồ Văn Hiền cho biết.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.
Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

TPO - Nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, ngay dưới chân Cột cờ Lũng Cú và cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km là làng Thèn Pả. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên yên bình với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.
Lễ mừng thọ của người Mnông

Lễ mừng thọ của người Mnông

TPO - Người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Trong đó “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người Mnông huyện Lắk” là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Đắk Lắk.