Bảo tồn lễ hội gắn với phát triển du lịch tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con

0:00 / 0:00
0:00
Bảo tồn lễ hội gắn với phát triển du lịch tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con
TPO - Vụ Văn hóa Dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chủ trì phối hợp với một số địa phương để tìm giải pháp bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng để tăng thu nhập, giảm nghèo cho bà con.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) ban hành Quyết định số 2072/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số năm 2022, gắn với phát triển du lịch cộng đồng để tăng thu nhập, giảm nghèo cho bà con.

Lãnh đạo Bộ VHTTDL giao Vụ Văn hoá dân tộc chủ trì, phối hợp với Sở VHTTDL, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Phú Thọ và Thanh Hóa, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số, hướng tới phát triển du lịch cộng đồng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con các dân tộc thiểu số.

Hoạt động thường niên của Vụ Văn hóa dân tộc này nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc của các chủ thể văn hóa và các tổ chức, cá nhân có liên quan, khơi dậy niềm tự hào, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân tộc.

Từ chính sách giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, các địa phương sẽ xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch tại địa phương - nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Bảo tồn lễ hội gắn với phát triển du lịch tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con ảnh 1

Trong Quý IV năm 2022, Vụ Văn hóa dân tộc sẽ phối hợp với các địa phương tổ chức tập huấn bảo tồn 5 lễ hội truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số gồm: Tết cơm mới của dân tộc Giáy tại thị xã Sa Pa (Lào Cai), Lễ hội Mường Lập của dân tộc Mường tại huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa), Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn tại huyện Quang Bình (Hà Giang); Lễ Tết cơm mới của dân tộc Mường tại huyện Thanh Sơn (Phú Thọ); Lễ hội Mường Đòn tại huyện Thạch Thành (Thanh Hóa). Khoảng 350 nghệ nhân, học viên dân tộc Giáy, Mường, Pà Thẻn đang sinh sống tại các địa phương Lào Cai, Hà Giang, Phú Thọ và Thanh Hóa tham gia tập huấn.

Thông qua lớp tập huấn, các địa phương khảo sát, điều tra thực tế, nghiên cứu, sưu tầm, thu thập thông tin, tư liệu về bảo tồn lễ hội truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số tại tại các địa phương Lào Cai, Hà Giang, Phú Thọ, Thanh Hóa.

Các địa phương tổ chức truyền dạy phương pháp, kỹ năng thực hành các lễ hội truyền thống và hỗ trợ nguyên liệu, vật tư, trang thiết bị, nhạc cụ, đạo cụ phục vụ hoạt động truyền dạy, bảo tồn, tổ chức trình diễn, tái hiện các lễ hội phục vụ công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá những giá trị của lễ hội truyền thống các dân tộc Giáy, Mường, Pà Thẻn phục vụ phát triển du lịch tại địa phương.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.