Bài thơ cổ bị vùi lấp dưới chân núi Bài Thơ là của ai?

0:00 / 0:00
0:00
Bài thơ cổ bị vùi lấp dưới chân núi Bài Thơ là của ai?
TPO - Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đang tiến hành khảo sát hiện trường để xác minh thông tin một bài thơ cổ bị vùi lấp dưới chân núi Bài Thơ nằm sát bờ vịnh Hạ Long.

Theo phản ánh của người dân TP Hạ Long (Quảng Ninh), quá trình tôn nền thi công khu Đền thờ bài thơ cổ núi Bài Thơ đã khiến một bài thơ cổ bị vùi sâu dưới đất khoảng 2m.

Bài thơ cổ bị vùi lấp dưới chân núi Bài Thơ là của ai? ảnh 1

Đền thờ Bài thơ, nơi người dân phát hiện bài thơ cổ bị vùi lấp dưới chân núi. Ảnh NH

Sau khi nhận được thông tin phản ánh, Sở Văn hóa - Thể thao (VH-TT) tỉnh Quảng Ninh đã có công văn đề nghị UBND TP Hạ Long phối hợp khảo sát hiện trường để xác minh thông tin trên.

"Về mặt nguyên tắc vẫn phải khai quật để xem đó có phải là bài thơ hay không và là bài thơ của ai, sáng tác vào thời điểm nào, để từ đó mới có phương án chính thức", đại diện lãnh đạo Sở VH-TT tỉnh Quảng Ninh cho biết.

Phía chính quyền UBND TP Hạ Long cũng đang gấp rút chuẩn bị cho việc phối hợp với Sở VH-TT để xác minh thông tin người dân cũng như một số cơ quan báo chí đã phản ánh trước đó.

Theo nhà thơ Trần Nhuận Minh – người đầu tiên có ý kiến với các cơ quan chức năng về việc bài thơ cổ bị vùi lấp– đây là bài thơ của Nguyễn Cẩn.

Ông Minh cũng cho rằng, bài thơ của nhà thơ Nguyễn Cẩn được khắc trên vách đá núi Bài Thơ vào năm 1910, là một trong 3 thi phẩm kiệt xuất trong chùm thơ 12 bài, hiện còn trên vách đá núi Bài Thơ, được bảo tồn theo Luật Di sản.

Nguyễn Cẩn có tên trong sách Lược truyện các tác gia Việt Nam do nhà thư mục học lớn là Trần Văn Giáp biên soạn, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, ấn hành năm 1971. Ông người làng Du Lâm, huyện Đông Ngàn, nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, có tên hiệu là Hương Khuê, tác giả nhiều bài thơ chữ Hán, được coi là một trong những nhà thơ xuất sắc cuối thời Nguyễn, đầu thế kỉ XX. Ông làm quan Án sát triều Nguyễn, được vua Nguyễn bổ nhiệm làm Tuần phủ Quảng Yên, tức tỉnh Quảng Ninh ngày nay.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng Hầu A Lềnh: 'Đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn, cần chính sách riêng'

Bộ trưởng Hầu A Lềnh: 'Đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn, cần chính sách riêng'

TPO - "Hiện nay chúng ta đang phân định vùng theo trình độ phát triển, chủ yếu dựa vào tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới… nhưng thực tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn rất khó khăn, cần phải có chính sách riêng", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết.
Chủ tịch nước chúc mừng Giáng sinh Tổng Giáo phận Hà Nội

Chủ tịch nước chúc mừng Giáng sinh Tổng Giáo phận Hà Nội

Trong không khí vui mừng chuẩn bị đón Lễ Thiên Chúa Giáng sinh 2022 và năm mới 2023, sáng 17/12, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm, tặng quà, chúc mừng Tổng Giáo phận Hà Nội và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Cùng đi có lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương và TP. Hà Nội.