9X khởi nghiệp từ lan rừng, nuôi dúi

0:00 / 0:00
0:00
Lô Văn Bình (đứng giữa) giới thiệu các giống lan cho anh Lê Văn Lương - Bí thư Tỉnh Đoàn Nghệ An
Lô Văn Bình (đứng giữa) giới thiệu các giống lan cho anh Lê Văn Lương - Bí thư Tỉnh Đoàn Nghệ An
TP - “Hành trình khởi nghiệp chưa bao giờ dễ dàng với những người trẻ thiếu kinh nghiệm như tôi. Nhưng tôi luôn tâm niệm nếu có đam mê, quyết tâm, kiên trì theo đuổi rồi thành công sẽ đến”, Lô Văn Bình (trú bản Mét, xã Lục Dạ, huyện Con Cuông, Nghệ An) chia sẻ.

Mê lan từ nhỏ, chàng trai đồng bào dân tộc thiểu số Lô Văn Bình (SN 1991) luôn ấp ủ ước mơ được sở hữu một vườn lan của riêng mình. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Bình tham gia nghĩa vụ quân sự.

Trong thời gian quân ngũ, anh được học rất nhiều kỹ thuật nuôi và chăm sóc gia súc, gia cầm, trồng trọt... Trở về địa phương, anh ra Bắc Ninh làm công nhân một thời gian. Sau khi có chút vốn, anh quyết định trở về quê lập nghiệp với cây lan.

Những ngày đầu trồng và chăm sóc hoa lan, Bình gặp không ít khó khăn do không nắm vững kỹ thuật, nên lan bị chết và hao hụt nhiều. Nhờ chịu khó vừa làm, vừa học hỏi nên sau hai năm, anh đã nắm bắt được nghề trồng lan, có thể nhân giống và điều khiển lan ra hoa đáp ứng nhu cầu của người chơi. Từ đó, hoa lan anh trồng được nhiều người biết đến.

Vườn lan của Bình có hơn 200 chủng loại với khoảng 500 giò lan rừng lớn nhỏ như lan kiều, xí điệp, lan quế... Có loại đơn thân trồng giò, loại thì thân thòng treo ngược hay những loại ghép lũa tinh tế với những nét riêng mê hoặc người xem. Hiện tại, trừ chi phí công chăm sóc, phân bón, vườn lan của Bình cho lợi nhuận trên 100 triệu đồng/năm.

“Với sự năng động, dám nghĩ, dám làm, Lô Văn Bình đã nỗ lực vượt khó, có cách làm sáng tạo trong phát triển kinh tế. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tích cực tìm kiếm nguồn lực để hỗ trợ cho những bạn có ý tưởng lập thân, lập nghiệp như Bình”.

Chị Lữ Thị Băng Châu, Bí thư Huyện Đoàn Con Cuông (Nghệ An)

Chàng trai 9X chia sẻ, muốn lan phát triển tốt thì khâu kỹ thuật và quy trình chăm sóc cần được đặc biệt chú trọng. Ngoài 3 yếu tố cơ bản là độ ẩm, ánh sáng, độ thông thoáng thì yếu tố quan trọng không kém là tình yêu đối với hoa lan.

Song song với việc kinh doanh hoa lan, Bình còn phát triển mô hình nuôi dúi thương phẩm.

Theo Bình, quy trình nuôi dúi khá đơn giản, chuồng trại không tốn nhiều diện tích. Chuồng nuôi dúi được thiết kế bằng gạch men hoặc đổ tấm bê tông gắn lại với nhau. Tuy nhiên, chuồng phải kín gió, bố trí nơi ít tiếng động, không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

Với thành công bước đầu nuôi dúi, Bình vừa được Tỉnh Đoàn Nghệ An hỗ trợ 50 triệu đồng để tiếp tục mở rộng mô hình. Chia sẻ về dự định tương lai, Bình nói sẽ tập trung đầu tư và mở rộng vườn lan, đồng thời phát triển mô hình nuôi dúi tại địa phương.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.