Chuối rừng và những món ẩm thực độc đáo

0:00 / 0:00
0:00
Cây chuối được đồng bào bản địa chế biến thành nhiều món ăn
Cây chuối được đồng bào bản địa chế biến thành nhiều món ăn
TP - Tây Nguyên cuốn hút với những món ngon mang hương vị rất riêng của núi rừng. Món ăn chế biến từ cây chuối rừng trở thành ẩm thực độc đáo trong đời sống của đồng bào bản địa nơi đây.

Bên bếp lửa trong ngôi nhà sàn truyền thống của người Êđê, chị H’Phia (huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk) tỉ mẩn tách từng bẹ cây chuối xanh đến khi chỉ còn cái lõi be bé bên trong. Chị cho hay, lõi này dùng làm gỏi trộn với thịt gà - món ăn khiến ai một lần thử qua đều nhớ mãi.

Đôi tay chị cứ thoăn thoắt xắt thành từng khoanh tròn, cho vào chậu nước sạch đã được vắt chanh ngâm, sau đó vớt ra để ráo băm nhỏ. Xong đoạn, chị H’Phia lấy một chén gia vị gồm chanh, đường, muối, ớt, tỏi giã nhuyễn; thịt gà xé nhỏ đổ vào trộn đều. Chị xúc một thìa cho chúng tôi nếm thử cảm nhận vị mềm thơm của thịt gà hòa quyện vị giòn, ngọt và chát của lõi gốc chuối non cùng vị cay xè của ớt.

Theo già Ama Tuê (huyện Krông Búk), trong các ngày lễ của buôn làng, món gỏi này rất được ưa thích. Hiện nay, món gỏi gà lõi chuối có mặt hầu hết ở các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Là món ăn dân dã dễ làm nhưng được đồng bào Tây Nguyên tạo nên hương vị đặc trưng bằng những bí quyết riêng.

Cũng như đồng bào Êđê, người M’nông xem cây chuối rừng là một nguyên liệu quý. Ông Y Quyết Liêng (xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông) cho biết, từ xưa khi đi rừng, người M’nông muốn nghỉ chân sẽ tìm tới những khu vực có nhiều chuối rừng. Họ lấy phần thân chuối ăn giải khát. Lõi chuối có thể thái mỏng chấm với muối ớt xanh. Đặc biệt, món lõi chuối rừng nấu với cá niên là món ăn truyền thống, từ trẻ tới già ưa thích. Còn bắp chuối được nấu canh với thịt và cá suối.

Người M’nông tận dụng vỏ quả chuối rừng sau khi chín chế biến thành một món ăn độc đáo gọi là tro vỏ chuối rừng. Vỏ chuối chín được rửa sạch, phơi khô. Sau đó đem đốt thành tro, ngâm nước một đêm rồi lọc kĩ qua màng lọc. Nước sau khi lọc dùng trộn chung với bột gạo ngâm để qua đêm… khi nấu có thể cho thêm thịt gà, lá bép già, tép khô. Món ăn có độ sánh dẻo, thơm ngon, bổ dưỡng.

“Hiện nay, các món ăn từ cây chuối rừng có mặt trên thực đơn của nhiều điểm du lịch ở Tây Nguyên. Với đồng bào bản địa, cây chuối rừng trở thành sợi dây kết nối giữa con người với thần linh. Trong nhiều nghi lễ cúng thần linh, lễ vật từ thân cây chuối được tạo hình, thành các đồ vật, con vật dâng cúng”, ông Y Quyết Liêng (huyện Krông Bông) cho biết thêm.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.